Hướng dẫn phòng trừ rầy phấn, nhện đỏ, sâu đục thân hại trên cây sầu riêng

Hướng dẫn phòng trừ sâu hại trên cây sầu riêng

1 – Rầy phấn hại sầu riêng:

Rầy phấn có tên khoa học là Bemisia tabaci, thuộc họ Aleyrodidae, bộ cánh đều Homoptera. Con trưởng thành có cánh dài từ 0,7 đến 1,4mm. Toàn thân phủ một lớp phấn màu trắng, ấu trùng lúc mới nở có chân, sau thành sâu con bám dưới mặt lá, ngọn non, chích hút nhựa cây làm teo ngọn, xoăn lá, vết cắn của rầy phấn còn là nơi lây lan các bệnh do virus, vi khuẩn hại cây trồng

Rầy phấn hại sầu riêng:

Phòng trừ rầy phấn bằng cách thường xuyên vệ sinh vườn tược, tạo độ thông thoáng, phun định kỳ các loại thuốc Oshin 20WP LUFENRON 050ECACTARA 25WG và các loại thuốc gốc sinh học như BIO-PRO PESTS. Đặc biệt giai đoạn cây bắt đầu đâm đọt non

2 – Nhện đỏ – rầy lửa hại sầu riêng:

Nhện đỏ xuất hiện với mật độ rất lớn gây ảnh hưởng nghiệm trọng đến cây trồng

Nhện đỏ: Tên khoa học là Tetranychus urticae, kích thước khoảng 1mm, có 8 chân, con non mới nở có màu vàng nhạt, sau lớn dần thì chuyển sang màu hồng và đỏ. Quan sát dưới kính lúp nhện đỏ có thân hình giống con ve chó.

Rầy lửa: Còn gọi là bọ trĩ, tên khoa học Thrips palmi, con non và con trưởng thành đều rất nhỏ, chiều dài khoảng 1mm, thân thuôn dài, cánh là những sợi tơ mỏng. Con trưởng thành màu đen hoặc nâu nhạt, con non không có cánh, hình dạng giống con trưởng thành, màu xanh hoặc vàng nhạt

Cả 2 loại bọ trên đều gây hại nhiều vào mùa khô, giảm dần vào mùa mưa. Con non và con trưởng thành thường bám ở dưới mặt lá, ngọn non, chích hút nhựa cây tạo ra những đốm nhỏ như hạt cám, sau chuyển dần sang khô và rụng. Đọt non bị xoăn, biến dạng, ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trong giai đoạn kiến thiết, tạo hình

Phòng trừ nhện đỏ – rầy lửa bằng cách cắt tỉa cành thông thoáng, tạo dáng cho cây sầu riêng theo tầng, mỗi tầng cách nhau 40-60cm, trên mỗi tầng có 3-5 cành cấp 1. Phun định kỳ 1 tháng 1 lần với các loại thuốc Ortus 5SC, ALFAMITE 15EC, Fier 500SCBORNEO 11SCWillmer 500SCGOLDMITE 240SC 240ml + Agrometic 1.8EC 240ml. Khi phun có thể kết hợp với phân bón lá để kích thích cây đâm chồi non, tạo đọt mới.

3 – Sâu đục thân đục cành hại sầu riêng:

Sâu đục thân đục cành trên sầu riêng chủ yếu là ấu trùng của các loài xén tóc, bọ xòe (bù xè). Tên khoa học là Cerambycid. Con non hình dáng như con sâu, màu trắng, phần đầu đậm màu. Con trưởng thành có cánh cứng, râu dài hơn phần thân đẻ trứng trên trên các vết nứt của vỏ cây, ấu trùng non sau khi nở dùng miệng đục vào thân, cành gây xì mủ, tổn thương hệ thống mạch dẫn. Cây bị sâu đục thân đục cành phá hoại thường dễ gẫy đổ, khô héo phần thân trên, làm ảnh hưởng đến năng suất và sinh trưởng.

Cách phòng trừ sâu đục cành đục thân sầu riêng: Thường xuyên thăm vườn, quan sát phần thân cành, nếu thấy có lỗ tròn nhỏ, xì mủ, bên ngoài có bã màu nâu thì cây đang bị ấu trùng tấn công, cần tiến hành dùng móc sắt, kim nhọn tiêu diệt ấu trùng. Dùng các loại thuốc trừ sâu có tính lưu dẫn, độc mạnh, tẩm vào tăm bông hoặc vải thun, quấn quanh vết bệnh. Một số thuốc hiệu quả: Movento 150 OD, ViP 300wp SuperDantotsu 50WG

Phun định kỳ 1 tháng 1 lần các loại thuốc trừ sâu độc mạnh, thấm sâu, lưu dẫn… lên phần vỏ để tiêu diệt ấu trùng mới nở, trứng của bọ. Đặc biệt là giai đoạn đầu mùa mưa, khi bọ vừa trưởng thành bắt đầu quá trình đẻ trứng

 

 

Chia sẻ:

Bài viết cùng danh mục:

Xem tất cả

Viết Bình luận